Cá trắm cỏ thích ăn gì nhất? Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ đúng cách, Cá trắm cỏ – một trong những loại cá nước ngọt mang lại giá trị kinh tế tốt cho nông dân Việt Nam. Loài cá này ngày một phổ biến hơn trên thị trường nước ta, đặc biệt đối với những khu vực thuộc đồng bằng phía Bắc. Nhờ đặc tính khác biệt cùng với những giá trị và cá trắm cỏ mang lại đã khiến cho loài cá này trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nông dân Việt Nam hiện nay.
Thông tin cơ bản về cá trắm cỏ
Để có thể thực hiện quá trình chăn nuôi cá trắm cỏ thì bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về loại cá này. Khi đã nắm rõ được đặc tính của cá thì quá trình chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Cá trắm cỏ là gì?
Cá trắm cỏ là một loại cá nằm trong họ cá chép (Cyprinidae) – là loài duy nhất nằm trong chi Ctenopharyngodon. Một con cá trắm cỏ lớn có thể phát triển với chiều dài lên đến 1.5 mét và nặng gần 45kg. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 21 năm và được phân loại cụ thể như sau:
Thuộc bộ cá Chép Cypriniformes
Thuộc họ cá Chép Cypriniformes
Thuộc phân họ cá trắm Leuciscinae
Thuộc giống cá trắm cỏ Ctenopharyngodon
Thuộc loài trắm cỏ Ctenopharyngodon Idellus
Đặc điểm sinh trưởng
Như đã giới thiệu ở phía trên, cá trắm cỏ có kích thước tương đối lớn. Với những con có trọng lượng lớn nhất có thể lên đến 35 hoặc 40kg. Với trọng lượng thương phẩm trung bình là từ 3 đến 5kg. Khi đem so sánh với những loài cá khác ở cùng kích thước với điều kiện sinh trưởng tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm cỏ là nhanh hơn.
Thông thường, cá được nuôi ở trong ao sau khoảng 1 năm sẽ đạt trong lượng 1kg. Với những năm sau đó thì đạt từ 2 đến 3kg với những điều kiện thời tiết ở vùng ôn đới. Trọng lượng có thể đạt từ 4 đến 5kg với những khu vực chăn nuôi ở cùng nhiệt đới.
Đặc điểm sinh sản của cá
Khi sống trong điều kiện môi trường tự nhiên thì cá sẽ sinh sản theo hình thức bán di cư. Loài cá này thuộc loài đẻ trứng. Mỗi năm, khi đến mùa sinh sản chúng sẽ di cư lên phía đầu nguồn của những con sông mà chúng sinh sống để đẻ trứng. Khu vực đầu nguồn thường là những khu vực có mật độ nước chảy mạnh và có sự thay đổi nhất định về điều kiện môi trường nước.
Với cá trắm cỏ thì đây là điều kiện vô cùng thích hợp để sinh sản. Trứng của những con cá trắm cỏ so với trọng lượng của nước thường nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao chúng thường bị trôi nổi ở môi trường tầng nước giữa. Trong trường hợp bạn nhìn thấy những quả trứng này chìm xuống dưới đáy sông thì điều này có nghĩa là những quả trứng này đã bị hỏng và không thể nở thành cá con.
Với điều kiện chăn nuôi thì cá trắm có thường sẽ không thể sinh sản một cách tự nhiên dù cho hệ sinh dục của chúng vẫn phát triển bình thường. Để có thể sinh sản được bắt buộc chúng cần được tiêm thêm hormone sinh dục, đồng thời con người cần phải tăng cường để tạo ra những áp lực và cả những chuyện động mạnh của dòng nước ở trong hồ nuôi.
Giai đoạn sinh sản của cá trắm cỏ thường là từ năm 4 đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn trưởng thành đủ điều kiện để sinh sản của cá.
Xem thêm: Máy băm thức ăn cho cá
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ đúng cách
Như bạn đã thấy, để cho cá có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt khá là khó khăn. Chính vì vậy để có thể chăn nuôi loài cá này và mang lại được những giá trị kinh tế cao thì người nông dân cần phải có kỹ thuật.
Tẩy và dọn ao cá
Bạn cần phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực hồ nuôi cá và nạo vét bùn nếu lượng bùn này vượt quá mức cho phép. Đồng thời, bạn cũng cần bón vôi ở khắp đáy ao để có thể diệt đi những loại cá tạp cùng với những mầm bệnh với phương pháp rải đều trung bình khoảng 7 đến 10 kg vôi bột cho 100m2 diện tích đáy ao.
Sau thời gian tẩy vôi khoảng 3 ngày, bạn thực hiện bón lót với khoảng 20 đến 30 kg phân chuồng được rải đều khắp ao. Thêm vào đó bạn băm nhỏ 50kg lá xanh (nên lựa chọn những loại lá cây thân mềm để có thể làm phân xanh) và cũng mang đi rải đều khắp đáy ao. Bạn có thể vùi lá cây vào dưới lớp bùn hoặc sử dụng bó chúng thành những bó nhỏ với trọng lượng 5 đến 7 kilogam để dìm ở những góc ao.
Lưu ý: Khối lượng trên được tính cho 100m2 diện tích đáy ao.
Kế đến ban cho nước vào ao ngập khoảng từ 0.3 cho đến 0.4m và ngâm từ 5 đến 7 ngày. Sau đó vớt hết những bã xác phân xanh và cho nước vào ao với độ sâu từ 1 đến 1.5m. Nhớ cần phải lọc nước ao bằng cách sử dụng đăng hoặc lưới để đề phòng các loại cá dữ hoặc cá tạp xâm nhập vào trong môi trường chăn nuôi.
Thả cá giống vào ao
Cá trắm đen giống thường được thả vào 2 thời kỳ nhất định:
Thời điểm vụ xuân từ khoảng tháng 2 đến tháng 3.
Thời điểm vụ thu: tháng 8 và tháng 9
Đây là hai thời điểm thích hợp để thả cá giống vào trong ao với điều kiện tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những loại cá giống lớn, khỏe mạnh và không bị xây xát hay bệnh tật. Mật độ thả nên là 1 đến 2 con cho 1m2. Kích thước cá phù hợp để thả là 8 đến 10 cm.
Trong suốt quá trình chăn nuôi bạn cần lưu ý:
Thường xuyên theo dõi và quản lý bờ ao, khu vực cống thoát nước và kiểm tra mực nước của ao cá vào mỗi buổi sáng.
Thời điểm sáng sớm cần lưu ý và kiểm tra xem cá có bị nổi đầu lên mặt nước vì bị ngạt thở hay không. Thời gian nổi đầu của cá có kéo dài hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng trên thì bạn cần ngừng cho ăn và tăng thêm mực nước vào trong ao.
Khi thấy cá bị mắc bệnh hoặc cá chết rải rác thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các cán bộ kỹ thuật hoặc những khuyến ngư để có được phương pháp và cách xử lý phù hợp nhất.
Thời điểm thu hoạch cá
Khoảng từ 5 đến 6 tháng nuôi là đã có thể đánh tỉa một số lượng cá lớn để phục vụ cho việc ăn uống hoặc bán để kiếm thêm thu nhập. Sau đó bạn thả thêm một lượng cá giống tương đương để có thể tăng năng suất cho quá trình chăn nuôi. Bắt buộc phải ghi chép cẩn thận lại số lượng cá đã thu hoạch và số lượng cá đã thêm vào sau mỗi đợt đánh tỉa. (Nên ghi cả số lượng cá và khối lượng cá).
Đến thời điểm cuối năm bạn có thể thu hoạch toàn bộ số lượng cá đã chăn nuôi trước đó (trong lúc thu hoạch bạn có thể lựa chọn giữ lại những con cá nhỏ để làm giống phục vụ cho những vụ nuôi sau). Sau quá trình thu hoạch cần phải ghi chép cẩn thận lại sản lượng cá trắm cỏ đã thu hoạch được (bao gồm cả đợt đánh tỉa cá và đợt thu hoạch cá cuối năm).
Mục đích của việc ghi chép là để sơ bộ hạch toán trong suốt quá trình nuôi và lấy đó làm cơ sở cho những vụ nuôi được đầu tư tiếp theo sau đó.
Phòng và điều trị bệnh cho cá trắm được chăn nuôi
Thông thường, cá trắm cỏ sẽ gặp phải một số những căn bệnh như: bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá đơn chủ hay bệnh trùng quả dưa. Mỗi một loại bệnh đều có một triệu chứng và những bệnh lý riêng khác biệt. Vậy nên, trong quá trình chăn nuôi bạn cần phải theo dõi thường xuyên mới có thể kịp thời pháp hiện ra những biểu hiện bất thường của cá để phòng và trị bệnh.
Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho cá trắm cỏ được chăn nuôi, trong quá trình này bạn cần tiến hành sử dụng vôi để có thể cải tạo được môi trường nuôi tốt hơn.
Đối với vôi: Nên đựng ở trong bao và treo ở đầu nguồn nước. Khoảng cách từ mặt nước đến bao vôi khoảng ½ độ sâu của mực nước ở trong lồng nuôi. Liều lượng trung bình sẽ là 3 đến 4kg vôi cho mỗi 10m3 nước có ở trong lồng nuôi.
Sunphat đồng (CuSO4) được sử dụng để phòng ngừa các ký sinh đơn bào. Liều lượng cần sử dụng là khoảng 50g/10m3 nước, sử dụng trung bình 2 lần mỗi tuần.
Lưu ý: Không được sử dụng những loại thuốc và hóa chất kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thủy hải sản.
Cá trắm cỏ thích ăn gì?
Trong quá trình chăn nuôi, việc hiểu và biết được cá trắm cỏ thích ăn gì cũng là cách để cá có thể phát triển được tốt nhất. Thực tế, so với những loài khác thì cá trắm cỏ có nguồn thức ăn tự nhiên tương đối phong phú.
Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn xanh
Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn xanh
Các loại thức ăn xanh: Cỏ, các loại rong, lá chuối hay lá sắn, … nên được sử dụng để cho cá ăn hàng ngày. Sau khi cá ăn xong, nông dân cần phải vớt bỏ những cọng thức ăn già còn sót lại mà cá không ăn được. Bổ sung thêm cám gạo hoặc cám ngô trong các bữa ăn hàng ngày. Trung bình cứ 100 con thì bạn cho ăn khoảng 2 đến 3kg rau xanh. Sau đó, tùy theo sự phát triển của cá để bổ sung thêm hàm lượng thức ăn.
Để tăng trọng được khoảng 1kg thịt cá thì cần từ 30 đến 40kg thức ăn xanh các loại.
Với thức ăn là cỏ tươi thì nên cho ăn từ 30 đến 40% so với trọng lượng của thân cá. Với các loại rong hoặc bèo thì khối lượng cho ăn là 70% thân cá.
Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ từ cỏ voi và phụ phẩm nông nghiệp
Chuẩn bị
200kg cỏ voi, lục bình, rau xanh, cây ngô, rong tảo …
5 – 7 kg cám gạo
1 lít mật rỉ đường ( đường mật mía hoặc đường phên)
1 gói cám lên men EMZEO 200gr
Nước sạch 50 lít
Cách ủ thức ăn cho cá trắm cỏ từ phụ phẩm nông nghiệp và cỏ voi
Cách ủ thức ăn cho cá trắm cỏ từ phụ phẩm nông nghiệp và cỏ voi
Cách ủ hiệu quả nhất
Dùng máy băm nhỏ nguyên liệu cỏ voi, rau xanh … thành các khúc 3 – 5cm cho cá dễ ăn
Hòa tan men vi sinh cám lên men EMZEO với 50 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường
Đảo trộn đều nguyên liệu với cám gạo và tưới ướt đều dung dịch men vi sinh
Đánh đống ủ hoặc cho vào tải để ủ 2 – 3 ngày là sử dụng được
MUA CÁM LÊN MEN EMZEO
Cách cho cá trắm cỏ ăn
Tùy từng loại nguyên liệu sử dụng ủ thức ăn cho cá mà lượng cho ăn điều chỉnh phù hợp theo bảng dưới đây
Loại nguyên liệu làm thức ăn Lượng thức ăn/100kg cá/ngày
Cỏ voi 20 – 25 kg
Thân cây ngô 25 – 30kg
Lục bình, rong rêu, lá sắn, dây khoai 30 – 35kg
Chú ý: Bà con có thể sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn cho cá trắm cỏ theo lượng: 1 lít EM tỏi trộn đều với 100kg thức ăn trước 30 phút khi cho cá ăn. Một tuần cho cá ăn kèm với EM tỏi 2 – 3 lần.
Đọc ngay: Cá chép thích ăn gì? Những cách ủ mồi câu cá chép phổ biến hiện nay
Tại thị trường Việt Nam, cá trắm cỏ đóng vai trò phát triển giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi thủy hải sản. Việc nắm bắt được đặc tính cùng với sở thích thức ăn của cá sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của cá. Với những thông tin đã được đề cập ở trên, các ngư dân sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất để hỗ trợ trong suốt quá trình chăn nuôi của mình.
Lưu ý: nên tìm hiểu và đào sâu thêm những kiến thức về các hình thức chăn nuôi cá trắm cỏ khác.